Làm thế nào để trẻ không xem tivi, điện thoại ?
Hiện nay nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ xem ti vi, máy vi tính, điện thoại thông minh để không mất thời gian trông trẻ mà tập trung cho công việc khác. Đây là một sai lầm vô cùng tai hại ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Rất nguy hiểm khi cho trẻ xem điện thoại quá nhiều
Hậu quả của việc trẻ xem điện thoại, tivi liên tục ở trẻ :
- Mắt mờ: Do giảm thị lực nghiêm trọng dẫn đến đau đầu, hoa mắt.
- Khô mắt: Tư thế khi sử dụng thiết bị điện tử không đúng có thể gây khô mắt, mỏi mắt, đau vai và cổ.
- Tổn thương dây thần kinh mắt: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng là nguyên nhân khiến các dây thần kinh mắt bị tổn thương. Giác mạc chỉ có thể lọc được các tia UV nhưng lại không thể ngăn cản các thấu kính kết tinh trong ánh sáng xuyên xuyên qua các dây thần kinh của mắt.
- Các vấn đề về mắt bao gồm cận thị, loạn thị, viễn thị: Việc nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính bảng liên tục sẽ gây ra hiện tượng giãn nhãn cầu.
Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên vì nuông chiều hay vì giữ trẻ phân tâm không quậy phá mà cho con sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong nhiều giờ một ngày mà không có sự giám sát của người lớn.
1. Không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử. Kể từ khi con còn nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không cho con tiếp xúc với thiết bị. Khi chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.
2. Khi ở nhà, cha mẹ cũng hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.
3. Cấm con tuyệt đối không được động vào máy tính và điện thoại (tài sản riêng) của bố mẹ. Điều này vừa giúp con biết cần tôn trọng và không động chạm vào đồ vật của người khác, vừa làm con tránh xa thiết bị điện tử.
4. Tránh đặt tivi, máy tính và điện thoại trong phòng ngủ của trẻ, cũng như tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
5. Trò chuyện trực tiếp với trẻ, dành thời gian để chia sẻ và tâm sự cùng con. Hãy lựa chọn những trò chơi phù hợp như xếp hình, vẽ tranh, sưu tầm, các trò chơi khám phá...và chơi cùng con, vừa gắn kết tình cảm gia đình vừa giúp trẻ tránh xa các thiết bị điện tử.
6. Cho con tham gia thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo. Đứa trẻ có nhiều mối quan tâm sẽ ít bị các thiết bị gây ảnh hưởng.
7. Dạy con các kỹ năng sống cơ bản, tham gia việc nhà, giúp đỡ mọi người trong gia đình. Hoặc cho con chơi với các nhóm bạn, các nhóm hoạt động tập thể.
8. Lập thời gian biểu hoạt động của con thật kĩ càng. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống, không có việc gì. Bù đắp những khoảng thời gian đó bằng các hoạt động.
Viết bình luận